Mức tiêu hao năng lượng của một số ngành công nghiệp

Quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát

Từ ngày 01/11/2016, Thông tư số 19/2016/TT-BCT (Thông tư 19) quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát có hiệu lực thị hành.

Cụ thể, Thông tư 19 quy định về định mức tiêu hao năng lượng cho các cơ sở sản xuất ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát trong giai đoạn đến hết năm 2020 và giai đoạn từ năm 2021 – đến hết năm 2025; Phương pháp xác định suất tiêu hao năng lượng trong các cơ sở sản xuất ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát. Thông tư 19 không áp dụng đối với các sản phẩm nước tinh khiết và nước khoáng.

Đối tượng áp dụng của Thông tư 19 bao gồm cơ sở sản xuất, tổ chức và cá nhân hoạt động trong ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Theo Thông tư 19, suất tiêu hao năng lượng của cơ sở sản xuất ngành công nghiệp bia và nước giải khát giai đoạn từ nay hết năm 2025 không được vượt quá định mức tiêu hao năng lượng theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Thông tư 19. Trường hợp suất tiêu hao năng lượng của cơ sở sản xuất ngành công nghiệp bia và nước giải khát cao hơn định mức tiêu hao năng lượng tương ứng với từng giai đoạn thì cơ sở sản xuất phải lập và thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng để đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Thông tư 19; Suất tiêu hao năng lượng của các dự án đầu tư mới hoặc các dự án cải tạo mở rộng không được vượt quá định mức tiêu hao năng lượng quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 19.

Thông tư 19 yêu cầu Tổng cục Năng lượng Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, tổ chức giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện các nội dung của Thông tư 19. Trên phạm vi cả nước, Tổng cục Năng lượng phối hợp với Sở Công Thương các địa phương kiểm tra tình hình thực hiện định mức năng lượng, tính khả thi của các kế hoạch nhằm đảm bảo định mức năng lượng theo lộ trình (khi cần thiết). Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Tổng cục Năng lượng báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương đối với những trường hợp không thực hiện đúng quy định tại Điều 5 Thông tư 19 và đề xuất biện pháp xử lý theo quy định pháp luật hiện hành.

Các cơ sở không đạt định mức tiêu hao năng lượng tại thời điểm quy định và không đưa ra được các kế hoạch khả thi để đảm bảo các định mức theo lộ trình quy định tại Điều 5 của Thông tư 19 sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật hiện hành.

Quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp thép

Từ ngày 08 tháng 11 năm 2016, Thông tư 20/2016/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp thép có hiệu lực thi hành.

Thông tư này quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp thép trong giai đoạn đến hết năm 2020 và giai đoạn từ năm 2021 – đến hết năm 2025 bao gồm các công đoạn sản xuất: Thiêu kết quặng sắt; Luyện gang lò cao; Luyện thép lò chuyển (lò thổi), luyện thép lò điện hồ quang, luyện thép lò cảm ứng; Cán thép.

Thông tư này không điều chỉnh các hoạt động sau: Sản xuất gang, thép phục vụ cho đúc chi tiết cơ khí; Sản xuất thép hợp kim làm vật liệu chế tạo máy; Sản xuất thép tấm phẳng cán nóng.

Thông tư 20 yêu cầu rõ, suất tiêu hao năng lượng của cơ sở sản xuất ngành công nghiệp thép giai đoạn từ nay đến hết năm 2025 không vượt quá định mức tiêu thụ năng lượng được quy định tương ứng tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Thông tư này. Trường hợp suất tiêu hao năng lượng của cơ sở sản xuất ngành công nghiệp thép cao hơn định mức tiêu hao năng lượng tương ứng với từng giai đoạn thì cơ sở sản xuất phải lập và thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng để đảm bảo các yêu cầu quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Thông tư này. Suất tiêu hao năng lượng (SEC) của các dự án đầu tư mới hoặc các dự án cải tạo mở rộng không được vượt quá các giá trị được quy định trong Khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

Thông tư cũng đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu suất năng lượng bao gồm: Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng ISO 50.001 cho đơn vị và thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong quản lý năng lượng; Các giải pháp nâng cao hiệu quả năng lượng có mức đầu tư thấp (thay thế các thiết bị đơn lẻ có hiệu suất sử dụng năng lượng tốt hơn); Các giải pháp nâng cao hiệu quả năng lượng có mức đầu tư cao (thay thế một, vài cụm thiết bị có hiệu suất sử dụng năng lượng tốt hơn hoặc thay đổi công nghệ để cải thiện hiệu suất năng lượng). Khuyến khích tổ chức cá nhân áp dụng các giải pháp cải thiện nâng cao hiệu suất năng lượng theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 và Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

Quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp giấy

Bộ Công Thương  ban hành Thông tư số 24/2017/TT-BCT quy định định mức tiêu hao năng lượng trong sản xuất giấy giai đoạn đến hết năm 2020 và giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025 đối với các sản phẩm sau: giấy bao bì được sản xuất từ nguyên liệu là giấy tái chế; giấy Tissue (giấy vệ sinh các loại) được sản xuất từ nguyên liệu là bột giấy nguyên thủy, giấy tái chế; giấy in, giấy viết và giấy phô-tô copy được sản xuất từ nguyên liệu bột giấy nguyên thủy, giấy tái chế không khử mực, hoặc sản xuất theo quy trình tích hợp từ nguyên liệu gỗ.

Cụ thể, định mức tiêu hao năng lượng áp dụng cho các sản phẩm giấy giai đoạn đến hết năm 2020 như sau:

TT Loại sản phẩm Quy mô công suất

(tấn năm)

Định mức

(MJ/tấn)

1 Giấy bao bì > 50.000 7.809
10.000 – 50.000 7.872
< 10.000 6.728
2 Giấy Tissue 10.000 – 50.000

(chất lượng giấy cao hơn nhóm công suất < 10.000)

16.503
< 10.000 14.914
3 Giấy in, giấy viết và giấy phô-tô copy > 50.000

(hệ thống với quy trình sản xuất liên hợp)

15.138
10.000 – 50.000

(dây chuyền sản xuất sử dụngnguyên liệu là bột giấy không tính hệ thống xử lý giấy tái chế)

10.495

Còn định mức tiêu hao năng lượng áp dụng cho các sản phẩm giấy giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025 đươc quy định như sau:

TT Loại sản phẩm Quy mô công suất

(tấn năm)

Định mức

(MJ/tấn)

1 Giấy bao bì > 50.000 6.713
10.000 – 50.000 6.744
< 10.000 5.482
2 Giấy Tissue 10.000 – 50.000

(chất lượng giấy cao hơn nhóm công suất < 10.000)

14.572
< 10.000 13.169
3 Giấy in, giấy viết và giấy phô-tô copy > 50.000

(hệ thống với quy trình sản xuất liên hợp)

13.639
10.000 – 50.000

(dây chuyền sản xuất sử dụng nguyên liệu là bột giấy không tính hệ thống xử lý giấy tái chế)

9.455

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 10/1/2018.

Quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành nhựa

Thông tư 38/2016/TT- BCT quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành nhựa trong giai đoạn đến hết năm 2020 và giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025 đối với các sản phẩm sau:

a) Nhựa bao gói: bao gồm túi nhựa, chai nhựa và nhựa bao bì.

b) Nhựa vật liệu xây dựng: bao gồm các loại sản phẩm nhựa sử dụng trong xây dựng được sản xuất thông qua quá trình đùn tạo hình, không bao gồm các sản phẩm kết hợp các loại vật liệu khác (như cửa lõi thép hay tấm nhựa tráng nhôm…).

c) Nhựa gia dụng/Nhựa kỹ thuật: bao gồm các sản phẩm nhựa gia dụng và nhựa kỹ thuật sản xuất thông qua quá trình phun tạo hình.

  1. Định mức tiêu hao năng lượng áp dụng cho các sản phẩm nhựa giai đoạn đến hết năm 2020
Nhựa bao gói (kWh/kg) Nhựa vật liệu xây dựng(kWh/kg) Nhựa gia dụng/ Nhựa kỹ thuật (kWh/kg)
Túi Chai Nhựa bao bì
0,7 1,96 0,79 0,46 1,27
  1. Định mức tiêu hao năng lượng áp dụng cho các sản phẩm nhựa giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025
Nhựa bao gói (kWh/kg) Nhựa vật liệu xây dựng (kWh/kg) Nhựa gia dụng/ Nhựa kỹ thuật (kWh/kg)
Túi Chai Nhựa bao bì
0,55 1,45 0,62 0,35 1,00

    Công cụ chuyển đổi

    Từ

    SangTOE

    Bảng quy đổi chi tiết

    Video

    mc-tiu-hao-nng-lng-ca-mt-s-ngnh-cng-nghip-kiemtoannangluongvietnam