Giải pháp tiết kiệm năng lượng cho động cơ điện

CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những yêu cầu hết sức quan trọng để phát triển bền vững và đối phó với nguy cơ cạn kiệt các nguồn nhiên liệu hóa thạch và tác hại ô nhiễm môi trường.

Chính phủ đã có chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, phấn đấu đến năm 2015 tiết kiệm 5%÷8%, đến năm 2020 tiết kiệm 8%÷10% tổng điện năng tiêu thụ, giảm hệ số đàn hồi điện/GDP từ bình quân 2,0 xuống 1,5 vào năm 2015 và bằng 1,0 vào năm 2020. Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 là yêu cầu pháp lý cơ bản để thúc đẩy quá trình tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam.
Theo một nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), năng lượng tiêu thụ của các động cơ điện chiếm 45% điện năng tiêu thụ toàn cầu, đứng đầu về mức tiêu thụ điện trong các loại phụ tải (với thiết bị chiếu sáng, tỷ lệ này là 19%, xếp thứ hai). Một nghiên cứu khác của Tập đoàn ABB cho thấy chi phí điện năng tiêu thụ hàng năm của một động cơ trong ngành công nghiệp tương đương bảy lần giá trị đầu tư ban đầu. Nếu giải quyết được vấn đề động cơ vận hành không hiệu quả (non tải hoặc vận hành khi không cần thiết) thì có thể tiết kiệm đến 30% tổng điện năng tiêu thụ của động cơ. Để giúp cho những người quan tâm về vấn đề tiết kiệm điện, bài báo này giới thiệu tổng quan về các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng động cơ điện. Trong quá trình ứng dụng, có thể áp dụng một hoặc kết hợp nhiều giải pháp sau đây để tiết kiệm điện năng.
1. Sử dụng động cơ hiệu suất cao

Hiệu suất của động cơ phụ thuộc vào giải pháp thiết kế và điều kiện vận hành của nó. Động cơ hiệu suất cao (hình 1) được thiết kế chuyên dụng để giảm tổn thất nhiệt trong các cuộn dây stato, roto, lõi thép… và nhờ vậy có thể tăng hiệu suất lên thêm 3%-8% so với động cơ tiêu chuẩn. Giá của động cơ hiệu suất cao đắt hơn so với động cơ tiêu chuẩn, nhưng phần chênh lệch này sẽ được hoàn vốn rất nhanh nhờ giảm chi phí vận hành. Tuy nhiên, việc thay thế các động cơ đang dùng mà chưa hết thời gian sử dụng bằng các động cơ hiệu suất cao không phải lúc nào cũng khả thi về mặt tài chính. Nên chỉ cần thay thế những động cơ cũ bằng động cơ hiệu suất cao trong những trường hợp sau: (i) Động cơ có công suất nhỏ hơn 40HP (sức ngựa) đã sử dụng hơn 15 năm thường hiệu suất thấp, cần thay thế bằng động cơ hiệu suất cao; (ii) Với các động cơ bị hỏng cần quấn lại mà chi phí quấn lại vượt quá 50% giá của một động cơ hiệu suất cao mới, thì nên mua động cơ mới. Cần lưu ý, các điều kiện vận hành như tốc độ quay, mức tải cũng ảnh hưởng đến hiệu suất động cơ. Quan hệ giữa mức tải và hiệu suất động cơ như hình 2, theo đó hiệu suất tốt nhất tương ứng với tải khoảng 75% định mức. Cho nên người sử dụng cần lưu ý đến việc chọn lựa công suất động cơ và phân bố tải cho chúng.
2. Hạn chế động cơ làm việc non tải hoặc quá tải

Thực tế, động cơ của máy công cụ rất ít khi hoạt động với công suất định mức, mà thường là non tải. Các động cơ 1HP-5HP chạy dưới 45% tải thì hiệu suất bắt đầu giảm, sẽ làm tăng tổn thất, giảm hiệu suất và cosj (hình 2). Nếu động cơ thường xuyên làm việc với tải dưới 45% định mức thì nên thay bằng loại có công suất nhỏ hơn. Trường hợp động cơ luôn làm việc dưới 40% công suất định mức mà không muốn thay thế, thì có thể giảm điện áp cung cấp cho động cơ bằng cách đổi tổ đấu dây stato từ D sang Y, sẽ giảm được công suất phản kháng 3 lần (Q~U2), nhưng lúc này phải kiểm tra lại điều kiện mở máy vì mômen cũng sẽ giảm 3 lần (M~U2). Trong một số trường hợp tải của thiết bị như băng tải, gầu tải, máy nghiền, máy nén khí thay đổi liên tục, lúc non tải lúc đầy tải, thì có thể sử dụng thiết bị điều chỉnh công suất (PowerBoss) mà không cần phải thay thế động cơ. Nguyên lý làm việc của PowerBoss là cấp vừa đủ điện năng cần thiết thông qua thay đổi điện áp cấp cho động cơ. PowerBoss ứng dụng giải pháp khởi động mềm, các thyristor được bật ở điểm mà điện áp nguồn gần với zêro trong từng bán chu kỳ, nhờ đó sẽ giảm dòng điện cấp cho động cơ, nên giảm các tổn hao đồng và sắt bên trong động cơ (hình 3). Ngược lại, khi động cơ làm việc trên 100% tải định mức, sẽ bị quá tải, gây phát nóng và giảm hiệu suất. Trong trường hợp làm việc với tải thay đổi, thì nên sử dụng động cơ có hệ số an toàn là 1,15 và có công suất thấp hơn tải cực đại khoảng 15%, để cho phép động cơ làm việc quá tải trong thời gian ngắn hạn. Không có nguyên tắc cứng nhắc nào trong việc lựa chọn công suất động cơ, nên người sử dụng cần đánh giá tiềm năng tiết kiệm cho từng trường hợp. Có thể tham khảo các kinh nghiệm sau: (i) Cần thay mới động cơ công suất lớn bị non tải hay quá tải bằng loại có hiệu suất cao và đúng tải khi có cơ hội; (ii) Không nên sửa chữa, mà cần thay mới động cơ công suất nhỏ bị non tải hay quá tải bằng loại có hiệu suất cao và đúng tải khi nó bị hư hỏng; (iii) Động cơ tiêu chuẩn làm việc đúng tải khi bị hư hỏng thì nên thay bằng loại động cơ có hiệu suất cao.
3. Điều chỉnh tốc độ bằng biến tần

    Công cụ chuyển đổi

    Từ

    SangTOE

    Bảng quy đổi chi tiết

    Video

    gii-php-tit-kim-nng-lng-cho-ng-c-in-kiemtoannangluongvietnam