CHIẾU SÁNG ĐÔ THỊ

An ninh năng lượng đang là một cụm từ được quan tâm nhiều nhất trên thế giới. Năng lượng không những gắn liền mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Từ những sinh hoạt tối thiểu như ăn, ở đến các hoạt động lao động, vui chơi giải trí của con người đều cần đến năng lượng. Nhờ có năng lượng mà cuộc sống con người ngày càng được nâng cao với ngày càng nhiều tiện nghi phục vụ cuộc sống như điều hoà, tivi, tủ lạnh… Do vậy, điều kiện cuộc sống sẽ bị đe doạ nghiêm trọng một khi cung cấp năng lượng không còn được đảm bảo. Làm thế nào để sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm đang là vấn đề đặt ra của toàn nhân loại và là đích đến mà Kiểm toán năng lượng Việt Nam – VEA luôn luôn hướng tới.

Ở Việt Nam, năm 2010 quốc hội đã ban hành Luật số 50/2010/QH12 về việc: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong sử dụng năng lượng. Tại hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP-21), về chỉ tiêu cắt giảm phát thải, INDC của Việt Nam thể hiện rằng bằng nguồn lực trong nước, Việt Nam cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường vào năm 2030. Việt Nam có thể giảm tiếp đến 25% nếu nhận được sự hỗ trợ quốc tế từ các hợp tác song phương và đa phương.

Những năm gần đây các hoạt động tiết kiệm năng lượng đã và đang được thực hiện rộng rãi trên toàn quốc. Ở nước ta điện năng chiếu sáng chiếm khoảng 25% tổng điện năng tiêu thụ; trong khi trên thế giới tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 17%. Đặc biệt điện năng chiếu sáng đô thị chiếm một tỷ trọng khá lớn, hiện đại hóa hệ thống chiếu sáng đô thị nhằm tiết kiệm điện năng và chi phí được xem là một giải pháp cấp bách.

Theo nghị định số 79/2009/NĐ-CP, về việc quản lý đô thị. Quy định: Chiếu sáng đô thị bao gồm: chiếu sáng các công trình giao thông; chiếu sáng không gian công cộng; chiếu sáng mặt ngoài công trình; chiếu sáng quảng cáo, trang trí và chiếu sáng khu vực phục vụ lễ hội; chiếu sáng trong khuôn viên công trình do các tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý và sử dụng.

Chiếu sáng đô thị đóng một tầm rất quan trọng  góp phần thúc đẩy sự phát triển của giao thông, hạ tầng đô thị, an ninh xã hội. Chiếu sáng các công trình giao thông giúp các phương tiện giao thông di chuyển dễ dàng, an toàn trên mọi nẻo đường khi đêm về. Chiếu sáng không gian công cộng, giúp thu hút các hoạt động văn hóa, du lịch, dịch vụ, thương mại… tạo nên sự sống động và hình ảnh riêng cho đô thị vào ban đêm góp phần phát triển kinh tế. Chiếu sáng mặt ngoài công trình tạo nên các điểm nhấn cho đô thị, giúp không gian có tính giá trị nghệ thuật cao.  Như vậy, chiếu sáng công cộng là một phần tất yếu và không thể thiếu của xã hội hiện đại. Vậy làm thế nào để sử dụng năng lượng trong chiếu sáng đô thị tiết kiệm hiệu quả, mà vẫn không đánh mất đi những công năng, tiện ích của nó?

Kiếm toán năng lượng Việt Nam (VEA) cùng chuyên gia chiếu sáng Tiến sĩ Lê Hải Hưng – Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Chiếu Sáng Việt Nam, đã thực hiện kiểm toán năng lượng tại một số tuyến đường chính tại thủ đô Hà Nội và đã tìm ra rất nhiều cơ hội, tiềm năng để tiết kiệm năng lượng.

Hiện nay hệ thống chiếu sáng tại Hà Nội chủ yếu dùng đèn thủy ngân cao áp hoặc Sodium cao áp …. Loại đèn này tiêu thụ rất nhiều điện năng, hiệu suất chiếu sáng chưa cao, chất lượng hiệu quả sử dụng còn thấp. Thay thế các loại đèn cũ, bằng đèn LED công nghệ mới sẽ giúp tiết kiệm năng lượng từ 50-70%.

LED là viết tắt của Light Emitting Diode. Không giống như cả hai nguồn ánh sáng huỳnh quang và đèn dây tóc, LED không chứa một chất khí hoặc một loại sợi nào. Thay vào đó, toàn bộ đèn LED được tạo thành từ một loại vật liệu được gọi là chất bán dẫn. Khi dòng điện được truyền qua các vật liệu bán dẫn, các electron bên trong bắt đầu hoạt động giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng nhìn thấy. Đèn LED được coi là loại đèn tiết kiệm điện năng nhất, tạo ra hiệu suất ánh sáng tốt nhất, tỏa nhiệt ít hơn so với các thiết bị chiếu sáng thông thường. Đèn LED có độ chói trung bình, độ rọi trung bình trên mặt đường, độ cao treo đèn thấp nhất, yêu cầu về an toàn của hệ thống chiếu sáng, phương pháp tính toán và thiết kế chiếu sáng đường, đường phố và quảng trường đô thị đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng đô thị.

Qua khảo sát cho thấy, các hệ thống chiếu sáng công cộng hiện tại vận hành với hiệu quả chưa cao, thời điểm đêm khuya từ 22 giờ đêm đến 6 giờ sáng lưu lượng phương tiện tham gia giao thông ít nhưng ánh sáng đèn đường vẫn được duy trì như khoảng thời gian từ 18 giờ đến 22 giờ. Ngoài ra một số tuyến đường ít người qua lại, nhưng mật độ chiếu sáng lại quá nhiều không cần thiết, gây lãng phí điện năng. Sử dụng bộ điều khiển thông minh kiểm soát tự động tắt/mở hoặc tăng/giảm độ sáng từng đèn thông qua công nghệ truyền dẫn không dây và internet có thể tiết kiệm 30-70% điện năng tiêu thụ, giảm chi phí bảo trì và hiện đại hóa hệ thống đèn đường chiếu sáng công cộng. Giải pháp điều khiển đèn thông minh gồm các bộ điều khiển kết nối trực tiếp với trụ đèn giao thông không dây về một bộ trung tâm. Bộ trung tâm kết nối internet để truyền nhận dữ liệu và thông qua phần mềm trên máy tính để kiểm soát và điều khiển từ xa: thiết lập hẹn giờ cho từng chế độ chiếu sáng, tắt/mở, tăng/giảm trực tiếp từ xa, cảnh báo đèn hư hỏng, hiển thị trạng thái chiếu sáng từng đèn.

Thêm vào đó, sử dụng năng lượng xanh cho hệ thống chiếu sáng công cộng như đèn sử dụng năng lượng mặt trời cũng là một giải pháp giúp tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải CO2 ra môi trường. Việc ứng dụng năng lượng mặt trời cho hệ thống đèn chiếu sáng sẽ giải quyết các vấn đề: không phụ thuộc vào mạng lưới đường dây điện, thích hợp cho nhiều vùng, khu vực, đặc biệt là những khu vực xa khu dân cư; giảm nhân công vận hành hệ thống đèn chiếu sáng nhờ khả năng tự động vận hành cao…

Song song với các giải pháp kỹ thuật, cần phối hợp với việc xây dựng mô hình quản lý năng lượng, quy trình kiểm soát năng lượng chặt chẽ. Tắt những biển đèn quảng cáo, đèn trang trí vào những thời điểm đêm khuya ít người qua lại. Có những quy chế khen thưởng cho những tổ dân phố, khu phố quản lý, giám sát những khu vực chiếu sáng đô thị, lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin những điểm chiếu sáng đô thị đang không hiệu quả là những biện pháp tiết kiệm năng lượng rất đơn giản, không tốn nhiều chi phí.

Có thể nói, tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các khu vực chiếu sáng đô thị hiện tại là rất lớn. Thay vì việc tắt 1/3 đến 1/2 số đèn chiếu sáng công cộng, như một số thành phố hiện nay đang triển khai làm ảnh hưởng đến độ sáng cần thiết và an toàn trong giao thông. Các cấp ban ngành và các thành phố nên tổ chức tham vấn từ những đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực kiểm toán năng lượng như Kiểm toán Năng lượng Việt Nam – VEA để qua đó khảo sát, tổ chức kiểm toán năng lượng tổng thể, từ đó tìm ra được những điểm tiêu tốn năng lượng không cần thiết và đưa ra được các giải pháp phù hợp sử dụng các công nghệ chiếu sáng hiện đại, kết hợp với các giải pháp quản lý – kỹ thuật để đảm bảo độ chiếu sáng cần thiết. Trong đầu tư, nên huy động các nguồn vốn xã hội, các đơn vị có nguồn lực và kinh nghiệm sản xuất để cùng hợp tác đầu tư, mang lại hiệu quả cao nhất. 

    Công cụ chuyển đổi

    Từ

    SangTOE

    Bảng quy đổi chi tiết

    Video

    chiu-sng-th-kiemtoannangluongvietnam